Sennensha Việt Nam

Arigatou Blog Arigatou Blog Arigatou Blog

episode-16

Nửa đêm tại Hà Nội. Cuộc chào hỏi với Thần Tài.
Xin hãy sớm cho tôi một giấc mơ đẹp.

Lần này, chúng ta sẽ nói về nguyên tắc "Tuân thủ những quy định do chính mình đặt ra".
Khi tôi lần đầu tiên đến thăm Hà Nội, tôi đã từng nghĩ, "Việt Nam và Nhật Bản giống nhau. Cả hai quốc gia đều nằm trong khối Đồng văn – chịu ảnh hưởng của nền văn minh và văn hóa Đông Á". Bàn thờ chính là một ví dụ minh họa. Nó ở khắp mọi nơi trong các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm và quán cà phê.

Tôi thắp nhang mỗi ngày. Nhang sau khi cháy sẽ nhỏ dần và thành hình tròn. Vì tôi thắp nhang mỗi ngày nên tàn nhang sau khi cháy trở nên rất tinh tế. Chúng chồng chéo lên nhau và dần trở nên lớn hơn. Tôi thường vừa chú ý thắp nhang sao cho không hỏng những bó tròn, vừa thích thú ngắm nhìn chúng.

Trên thực tế, ở Nhật Bản có bàn thờ được gọi là "Kamidana – kệ của thần" với ý nghĩa tương tự. Nó trông giống như hình minh họa, nhưng có nhiều loại khác nhau.

Giống như ở Việt Nam, chúng tôi dâng nước và rượu thiêng, thắp nhang và chắp tay cầu nguyện. Khoảng cách giữa Việt Nam và Nhật Bản là 4000km. Mặc dù cách rất xa nhau, cả hai có những nền văn minh và văn hóa tương tự. Với một chút xúc động và bất ngờ, tôi đã tìm kiếm trên Google vào ngày đầu tiên tại một khách sạn ở Hà Nội. Tôi vẫn không thể quên rằng khi ấy tôi đã có một cảm giác mãnh liệt về mối quan hệ thân thiết bền chặt với Việt Nam.

Bàn thờ ở Nhật rất đơn giản. Tôi nghĩ có thể viết blog xoay quanh điểm khác nhau về bàn thờ, thông qua đó giải thích về sự khác nhau giữa văn hóa Việt Nam và Nhật Bản.
Nhưng tôi không có sức lực để mà viết nữa. Thật tiếc!

Ở Nhật Bản, có một câu nói "Mikabozu" (cả thèm chóng chán). Nó có nghĩa rằng dù đã đưa ra quyết định nào đó nhưng chưa đến 3 ngày thì dừng lại. Nó không tồn tại lâu. Ở Arigato Cafe cũng vậy. Các thành viên luôn là những người nhất định. Khó có chuyện có nhiều staff (để mà thay đổi) như vậy.

Nguyên tắc cơ bản ở quán cafe luôn là “sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc” .
Tôi đã làm nó ngày hôm qua ... Tôi đã làm nó vào buổi sáng ... Vì hôm nay tôi bận nên tôi sẽ không thực 5S vì nhiều lý do khác nhau. Không phải là lỗi của ai trong các thành viên. Nếu cùng là các thành viên giống nhau phải lặp lại điều tương tự mỗi ngày, thì sẽ trở thành một tập thể "Thôi! Để lần sau cũng được".
Điều đáng sợ là không khí như vậy tràn ngập quán cà phê.

Cảm giác lẫn tinh thần "hiếu khách" và "nhất kỳ nhất hội" biến mất ở đâu đó, và sự căng thẳng cũng dần mất đi.

Việc chúng tôi có thể thực hiện triệt để nguyên tắc "Tuân thủ những quy định do chính mình đặt ra" như thế nào sẽ quyết định tương lai của cửa hàng. Đổi mới từng ngày. Tại Arigato Cafe, nhân viên sẽ phải đọc các tấm áp phích để tự trang bị và nhắc nhở mình về phong cách và thái độ làm việc trước khi họ vào làm.
Vì các nhân viên làm việc bán thời gian đều là sinh viên đại học, họ có thể hiểu ý nghĩa và nội dung của tấm áp phích khi chỉ đọc qua ba lần. Mặc dù vậy, tôi sử dụng áp phích và yêu cầu họ đọc đi đọc lại như một cách để đào tạo. Những người có quá trình làm việc lâu dài có thể sẽ phải đọc cùng một tấm áp phích 50 lần hay 100 lần.

Mọi người bắt cặp với nhau, một người trong đó đóng vai giáo viên để luyện tập.
Lúc mới bắt đầu, cả hai bên đều không mấy nhiệt tình, hơi rụt rè và giọng cũng rất nhỏ.
Bây giờ thì, mọi người đã xem nó như một phần của mình.

“Tại sao cứ dùng đi dùng lại cùng một tấm áp phích vậy?” Tôi rất vui nếu có người hỏi tôi như vậy, nhưng khó mà đặt câu hỏi với một người Nhật không biết tiếng Việt như tôi. Họ bắt đầu đọc tấm áp phích với biểu cảm “lại nữa hả?!” . Nhưng bù lại không hề có gương mặt bất mãn hay cẩu thả nào. Tôi nghĩ đó là điểm dễ thương của con gái Việt Nam.

Các nhân viên bán thời gian ở Hà Nội. Việc dọn dẹp nhà vệ sinh 2 lần 1 ngày cũng được thực hiện tại Sennensha Nhật Bản.

Có thể hiểu không giống như có thể hành động. Phải đảm bảo làm những gì tập thể của bạn cần mỗi ngày. Nhờ vậy nó có thể trở thành một thói quen. Có thể nói đây là bí quyết để làm ăn phát đạt.
Khi các nhân viên đọc to tấm áp phích, tương tự như họ nghe được nguyện cầu “Hôm nay cũng xin giúp đỡ nhé!” , “Hôm nay cũng làm thật tốt nhé!” của tôi vậy. Cũng giống như ngày nào người Việt Nam cũng khấn trước bàn thờ và người Nhật đặt tay trước Kamidana. Tôi rất biết ơn vì ngày hôm qua quán cafe đã không có chuyện gì và tôi hy vọng rằng hôm nay nhiều khách hàng cũng sẽ đến quán.

Nhân tiện, bàn thờ ở Arigato Cafe là rất nhỏ. Sau 10 giờ tối, khi khách hàng đã đi hết, đèn trong cửa hàng sẽ được tắt và cửa hàng tối dần. Tôi thường thắp một nén nhang. Nó có mùi rất thơm. Sau đó, tôi bật lên giai điệu JAZZ chuẩn mà tôi yêu thích. Sau 15 phút, tôi bắt đầu thư giãn và trở nên trung thực với chính mình. Tôi nhìn về phía bàn thờ, nơi có ba vị thần. Vị thần ở giữa là Tantai – Thần Tài, vị thần của sự giàu có. Tôi nói "Tan-chan, tối nay cũng xin nhờ vào ông cả nhé!” và đi vào phòng ngủ. Đã hai năm kể từ khi tôi mong Tantai – Thần Tài, vị thần của sự giàu có, đến trong giấc mơ của tôi và tôi được trò chuyện với ông ấy, để rồi tôi thất vọng. Ông ấy dường như không chịu xuất hiện trong giấc mơ của tôi.

Xin hãy cho tôi được diện kiến ngài.

To Be Continued

Prev

Next