Sennensha Việt Nam

Arigatou Blog Arigatou Blog Arigatou Blog

episode-13

Sự kết hợp giữa đá bào và bánh trung thu Việt Nam.
Mong chờ vào một Hà Nội của 100 năm sau

Đây là lịch vạn niên của cửa hàng vàng bạc đá quý. Ở Việt Nam, dường như người ta có tập quán mua vàng vào năm mới, đặc biệt là ngày mùng 10 tháng 1 âm lịch. Vào ngày hôm ấy, mọi người xếp hàng rất náo nhiệt trước cửa hàng vàng bạc đá quý.

Đây chính là lịch Việt Nam.
Với màu đỏ vàng và vàng. Bộ lịch gây ra ấn ượng mạnh mà lịch của Nhật Bản không thể so sánh được. Con người đã lý giải trái đất và vũ trụ như thế nào khi quan sát mặt trăng, mặt trời và các vì sao thế nhỉ? Có thể nói, lịch chính là một trong những biểu hiện của việc quan sát và lý giải này. Mặc dù có ý nghĩa như vậy, bộ lịch này vẫn gây ra ấn tượng vô cùng hào nhoáng. Phần trên quyển lịch viết chữ “Lộc” .
Chữ này trong tiếng Nhật cũng đọc là roku (phát âm gần giống). Trong tiếng Việt cũng có cụm từ “Phúc lộc thọ” (trong tiếng Nhật là 「福 禄 寿」 - fuku roku jyu). Ở Việt Nam cũng có ông Phật Di lặc. Tôi đã thấy rất nhiều đồ gốm hình ông Phật Di lặc bụng to được bày bán trên phố.
Một bức tượng nhỏ của con hổ trong 12 con giáp được trang trí trong lịch. Tất nhiên, thực tế là nó được mạ vàng. Nó tượng trưng cho sự giàu có, thành công và quyền lực.

“Tiết trung thu” . Trong tiếng Việt là Tết Trung thu.

Đó là lễ ngắm trăng được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở Nhật Bản, nó được gọi là “Thập ngũ dạ - đêm 15” . Đây được xem là ngày lễ để cảm ơn mùa màng bội thu. Vào khoảng thời gian này, các cửa hàng như trong hình minh họa sẽ xuất hiện khắp phố phường Hà Nội. Nhờ các cửa hàng màu đỏ và vàng này, toàn bộ Hà Nội ngập trong không khí của lễ hội.

Họ đang bán cái gì vậy nhỉ? Đó là “Bánh trung thu” . Trong khoảng thời gian này, theo phong tục ở Việt Nam, người ta thường mang theo bánh trung thu đến thăm hỏi những người đã quan tâm giúp đỡ mình.
Ở Nhật cũng có bánh trung thu, nhưng bánh trung thu của Việt Nam thì to và có cảm giác rất sang trọng và trang nghiêm.

Nếu ăn thử thì sẽ thấy rất ngon.
Bạn thậm chí có thể ăn 3 cái liên tiếp.
Thật chứ? Có thể có người sẽ hoài nghi như vậy, nhưng đậu ở trong bánh có một hương vị rất vi diệu. Ngoài ra, trứng muối cũng được cho vào bánh. Vị mặn ấy thực sự rất tinh tế và tuyệt diệu. Nhân đậu sẽ là một hỗn hợp của nhiều nguyên liệu khác nhau của Việt Nam. Thực sự là khác nhau từng chút một nếu so với bánh của Nhật Bản.
Ngoài ra cũng có rất nhiều loại bánh khác nhau.

Bánh có độ dày hơn hẳn bánh trung thu Nhật Bản. Cắn một miếng to và nhai nhóp nhép. Độ dày và cảm giác khi ăn làm vị ngon tăng lên gấp bội.

50 hay 100 năm sau... Ở góc phố Hà Nội.
Có thể thấy những chiếc bàn đặt cạnh các cửa hàng bán bánh trung thu như trong hình minh họa. Một chiếc ô vàng đang che trên bàn. Vài người Việt Nam đang ăn gì đó.
“Ngon ha!”
Đó là đá bào. Họ đang ăn đá bào vị nhân đậu của bánh trung thu.
“Là ai đã nghĩ ra món này vậy nhỉ?”

Có vẻ như từ rất lâu về trước, có một người Nhật đã đến Hà Nội để bán đá bào. Người Nhật này có vẻ rất thích ăn nhân đậu của bánh Trung thu. Vì vậy người này đã kết hợp nhân đậu bánh trung thu với đá bào.

Nếu ăn thử sẽ thấy rất ngon, đồng thời vị ngon này cũng rất khác biệt so với khi ăn bánh trung thu. Giữa tháng 9 thì trời Hà Nội còn rất là nóng. Vì vậy mà nhiều người Hà Nội đã ăn món đá bào này. Ngày nay, dường như ngay cả ở Nhật Bản cũng có bán một loại đá bào được làm từ loại đậu này với tên gọi “đá bào Trung thu” .
Trong số trước, chúng tôi đã giới thiệu về dịch vụ phục khách hàng. Arigato Cafe đang hướng đến mục tiêu đứng đầu về phong cách phục khách hàng, sản phẩm và đảm bảo 5S tại Hà Nội. Và, chủ đề lần này chính là về sản phẩm.

Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu loại đậu sử dụng trong nhân bánh trung thu. Chúng tôi dự định sẽ cho ra mắt sản phẩm mới với tên “Trung thu” vào dịp Tết Trung thu năm sau.
Tôi đang mong chờ vào một tương lai của 50 năm, thậm chí là 100 năm sau. Biết đâu một ngày nào đó khi nhìn vào lịch, ngày 15 tháng 8 âm lịch sẽ có vẽ một bức tranh đá bào nho nhỏ.

Vàng màu đỏ vàng, và màu vàng. Cảnh quan phố phường Hà Nội thay đổi chỉ sau 1 đêm.

To Be Continued

Prev

Next