Sennensha Việt Nam

Arigatou Blog Arigatou Blog Arigatou Blog

episode-3

Mở cửa hàng cafe phong cách Nhật tại Hà Nội, Việt Nam
Món chính là “đá bào” xốp mềm

“Vị trí xấu quá!”
Đó là câu nói được thốt ra của nhân viên họ Mai ở công ty chúng tôi khi nhìn vào bản đồ thành phố và vị trí dự định sẽ xây dựng quán cafe.
Quán thuộc địa phận quận Đống Đa, có vị trí cách ga tàu điện La Thành sắp được đưa vào hoạt động tầm 10 phút.

Quán cafe tọa lạc trong khu dân cư yên ắng được bao quanh bởi 3 con đường lớn.
Đầu tiên là đường Ô chợ dừa, con đường chạy từ phía Đông sang phía tây của Hà Nội. Mặt đường chiều rộng đến 50 mét. Do đó, để đi qua đường này đối với tôi cũng không phải là việc dễ dàng. Mỗi buổi sáng đi làm, hay buổi chiều tan ca, để đi qua đường , tôi nghĩ thực sự phải cần rất nhiều dũng khí và can đảm.
Nối với đường Ô chợ dừa là đường Hoàng Cầu, con đường chạy phía bên phải của hồ Đống Đa về hướng Nam Bắc.
Con đường còn lại là đường Nguyễn Lương Bằng.
Có vẻ con đường này là trục nối với ngoại ô Hà Nội.
Hầu như tất cả các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, chủ nhật, các đoàn xe dài nối đuôi nhau dài cả trăm mét.

Nếu có 1 chút khoảng trống, hàng trăm chiếc xe máy sẽ nhấn còi inh ỏi và cố gắng nhích lên phía trước từng chút một. Lần đầu tiên thấy khung cảnh có quá nhiều xe máy và nhộn nhịp như thế này, tôi đã có chút bàng hoàng và thầm nghĩ rằng: “Không biết mình có sống nổi ở thành phố này không nhỉ?”
Đó là cảm nhận lần đầu tiên khi tôi sang Việt Nam và tôi còn nhớ đến tận bây giờ.

Có vẻ như nhà ga sắp được mở. Nhìn vào quán cà phê được khai trương, những cửa hàng boutique cũng hình thành, có thể thấy khu phố đang thay đổi từng chút một.

Con đường phía trước của quán thì khá là hẹp, mỗi sáng chiều đều sẽ có những phụ huynh đưa đón con đi học và những người đi làm đi qua. 2 ngày cuối tuần, lượng xe lưu thông ít nên con đường trở về trạng thái yên tĩnh vốn có.

Có lẽ, là 1 người con Hà Nội, nhân viên họ Mai đã nghĩ rằng: “Sao giám đốc lại mở quán ở nơi giao thông bất tiện và ít người qua lại như thế này?” .
Theo tôi thấy, ở gần quán có công viên của thành phố, có nghĩa trang, bệnh viện và nhà thờ.
Và vì là đất nước sùng đạo Phật nên cũng có 1 ngôi chùa nữa.
Mỗi ngày, sẽ có họp chợ vào buổi sáng.
Tại đó có bán đủ thứ như cá, hải sản, thịt, hoa quả, rau củ, hàng tạp hóa,... không thiếu mặt hàng nào cả.
Ngoài ra, còn có cả những siêu thị nhỏ có quy mô lớn hơn cửa hàng tiện lợi một chút.
Mỗi sáng tôi đều nhận được năng lượng tích cực từ nơi đây và bắt đầu ngày mới tràn đầy sức sống.

Trước con hẻm nhỏ hẹp có một cánh cổng, trên đó có ghi chữ “Chùa Nam Đồng”
Chắc có lẽ đây là khu phố đã có từ rất lâu về trước.
Từ con đường rộng đi vào con đường vừa nhỏ vừa tối, người đi đường sẽ có cảm giác như đang dịch chuyển thời gian đến một nơi yên tĩnh khác biệt hoàn toàn vậy.

Có thể tìm thấy nhiều tòa nhà và di tích mang đậm tính lịch sử ở khắp phố phường Hà Nội.
Nếu đặt nó vào bản đồ ngày nay, mạng lưới đường xá của hàng chục, thậm chí là hàng trăm năm về trước sẽ hiện ra. Sau đó hãy thử chồng nhà thờ, hồ lên trên bản đồ ấy.

“Ngành bán lẻ bắt đầu từ vị trí địa lý và kết thúc do vị trí địa lý.”

Nếu mở ở vị trí đắc địa, quán sẽ có khả năng làm ăn phát đạt. Nhưng nếu mở ở vị trí không đẹp, thì việc đóng cửa quán sớm cũng không làm mọi người bất ngờ.
Với kinh nghiệm làm thêm hơn 3 năm tại trụ sở chính của công ty Sennensha tại Nhật, cô nhân viên họ Mai đã nhìn giám đốc với ánh mắt đầy nghi ngại rằng: “Giám đốc đã suy nghĩ thấu đáo chưa?”
Arigatou Cafe được điều hành bởi công ty Sennensha Việt Nam, với lĩnh vực hoạt động chính là thiết kế và hệ điều hành IT.
Trụ sở chính của công ty được đặt tại thành phố Nagoya trực thuộc tỉnh Aichi.
Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo, kế hoạch xúc tiến thương mại và các công việc liên quan đến điều hành IT.
Nói cách đơn giản, công việc chủ yếu của công ty là “đưa ra đề án và kế hoạch cho kinh doanh thịnh vượng”.

Vì vậy, ngay cả ở Hà Nội, việc tạo ra một cửa hàng kinh doanh phát đạt ở một vị trí tốt cũng không có nhiều ý nghĩa.
Dù có đầu tư thật nhiều vốn để tạo nên một cửa hàng kinh doanh phát đạt thì cũng không được mọi người đánh giá cao.
Với tư cách là chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh thịnh vượng, tôi thiết nghĩ rằng cần phải mở quán café ở địa điểm mà ai thấy cũng phải thắc mắc: “Sao mà làm được!”.

Việt Nam là đất nước rất thân thiết với Nhật Bản, nên tôi muốn biết rằng những “sản phẩm của Nhật” có nhận được sự tin tưởng và sử dụng của khách hàng hay không?
Các khu vực buôn bán ở Nhật Bản cần phải thiết lập khoảng thời gian để ước tính số khách hàng để cửa hàng bằng ô tô hoặc đi bộ.
Cũng cần thiết phải thiết lập khu vực buôn bán ngành hàng theo lưu lượng giao thông trước cửa hàng, lượng người qua lại, số hộ gia đình lân cận, dân số, v.v.

Tuy nhiên, như mọi người đều biết, phương tiện giao thông chủ yếu ở Việt Nam là xe gắn máy.
“Thương hiệu Nhật Bản” , “Sản phẩm chất lượng Nhật Bản” cộng với “số lượng xe máy tới quán” sẽ yếu tố quan trọng làm tiền đề trước khi mở quán.
Cũng có thể từ đó mà mọi người có thể hiểu được ý nghĩa của từ khóa quán nhỏ góc hẻm.
Vì ở những vị trí đắc địa đã có quá nhiều quán café rồi, nên nếu mở ở vị trí như thế này sẽ tạo được cảm giác yên tĩnh, mới mẻ cho khách hàng. Và cuối cùng, tôi cũng đã tìm được địa điểm thích hợp, môi trường an toàn cho nhân viên sinh sống và làm việc trên mảnh đất Hà Nội này.

To Be Continued

Prev

Next